Khác với hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử được thực hiện thông qua phương tiện điện tử nên sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố để đảm bảo tính toàn vẹn, tính pháp lý,… Vậy hợp đồng điện tử có hiệu lực khi nào, bài viết sẽ giải đáp câu hỏi này và nêu rõ các điều kiện để hợp đồng có tính pháp lý trong giao dịch.
1. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng điện tử
1.1 Hiệu lực của hợp đồng điện tử
Theo Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.”
Nói cách khác, hợp đồng điện tử là một bản thỏa thuận giữa một hoặc nhiều bên dưới dạng các thông điệp dữ liệu, các thông tin được tạo lập, gửi, nhận và lưu trữ được thực hiện bằng phương tiện điện tử.
Khác với hợp đồng truyền thống, trong nội dung hợp đồng điện tử còn quy định thêm về thời gian, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu. Ngoài ra, các bên còn phải thống nhất với nhau về chữ ký điện tử hoặc mật mã, mật khẩu… để đi đến thống nhất về mặt thông tin.
Với các đặc điểm trên, hợp đồng điện tử sẽ phát sinh hiệu lực tại thời điểm hợp đồng được giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Riêng đối với hợp đồng thương mại điện tử, theo Điều 20 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 quy định thời gian này là trong vòng 12 giờ.
Hợp đồng điện tử có hiệu lực khi nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm
1.2 Thời điểm Hợp đồng điện tử hết hiệu lực
Theo Điều 20 của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 cũng nêu rõ thời điểm hợp đồng thương mại điện tử hết lực. Cụ thể trong 2 trường hợp sau:
- Khi một bên có công bố thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng mà hết thời hạn này bên còn lại vẫn không trả lời thì đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực.
- Khi đơn vị đề nghị giao kết không công bố rõ thời hạn phúc đáp, nếu trong vòng 12 giờ kể từ khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng, đơn vị đó không nhận được trả lời đề nghị giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng này được coi là chấm dứt hiệu lực.
2. Các điều kiện pháp lý của hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử có giá trị như một văn bản hợp đồng truyền thống thông thường. Tuy nhiên, phải đảm bảo một số quy định ràng buộc về tính pháp lý. Cụ thể như sau:
- Về chủ thể: Các bên chủ thể ký kết hợp đồng phải hợp pháp, có đủ năng lực pháp luật và hành vi dân sự.
- Về nguyên tắc giao kết: Tất cả các bên tham gia ký kết hợp đồng đều phải dựa trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng; tuyệt đối không được ép buộc hoặc ký thay, ký giả.
- Đối tượng: Đối tượng mà các bên thực hiện hợp đồng tuyệt đối không thuộc nhóm hàng hóa mà luật pháp cấm giao dịch hoặc công việc cấm thực hiện.
- Mục đích: Mục đích của hợp đồng không trái nguyên tắc và quy định của pháp luật.
- Nội dung: Nội dung của hợp đồng phải được bảo đảm toàn vẹn, không có thay đổi, sửa chữa khi chưa được đồng ý, trừ một số thay đổi liên quan đến hình thức có thể phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp. Ngoài ra, nội dung được mở và xem được dù có thể thực hiện mã hóa; đồng thời, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Thủ tục và hình thức giao dịch: Phải tuân theo những thể thức nhất định, phù hợp với những quy định của pháp luật đối với từng loại hợp đồng.
Chủ thể ký hợp đồng điện tử phải có đủ năng lực hành vi dân sự
Vậy hợp đồng điện tử sau khi có sửa đổi thì còn hiệu lực không?
Khi hợp đồng có hiệu lực, các bên tham gia ký kết phải thực hiện quyền và nghĩa vụ theo đúng cam kết, chịu ràng buộc bởi các điều khoản. Do đó, các bên không thể tự ý thay đổi hoặc hủy bỏ cam kết trong hợp đồng.
Tuy nhiên, hợp đồng điện tử sau khi sửa đổi vẫn có hiệu lực nếu có sự đồng thuận của cả 2 bên và phải cần đáp ứng với các điều kiện pháp lý kể trên.
3. Khi nào hợp đồng điện tử bị vô hiệu hóa?
Hợp đồng điện tử sẽ bị vô hiệu hóa khi xảy ra một hoặc đồng thời các trường hợp sau:
- Nội dung, mục đích, đối tượng của hợp đồng vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.
- Hợp đồng được thiết lập một cách giả tạo.
- Hợp đồng do người không có năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.
- Hợp đồng bị nhầm lẫn một phần hoặc toàn bộ dữ liệu.
- Hợp đồng được tạo ra do một hoặc hai bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
- Hợp đồng được tạo ra tại thời điểm người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
- Hợp đồng có sai sót hoặc không tuân thủ quy định về thể thức văn bản.
Phần mềm hợp đồng điện tử nào tiện ích?
Hiện nay, có khá nhiều phần mềm hợp đồng điện tử được giới thiệu và quảng bá. Tuy nhiên, khách hàng nên có sự ưu tiên đối với các phần mềm tiện ích, giao diện chuẩn, thuận tiện nhất cho quá trình sử dụng.
Trong số đó, phần mềm được nhiều cá nhân, doanh nghiệp hiện nay đánh giá cao và sử dụng nhiều là hợp đồng điện tử VNPT eContract. Đây là sản phẩm trong bộ giải pháp chuyển đổi số toàn diện của Tập đoàn VNPT - một trong những “ông lớn” dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông và truyền thông đa phương tiện tại Việt Nam.
Những ưu điểm vượt trội của VNPT eContract khiến nhiều tổ chức, doanh nghiệp tin tưởng sử dụng như:
- Quy trình ký đơn giản, đáng tin cậy và linh hoạt với công cụ máy tính, máy tính bảng và điện thoại thông minh.
- Có độ bảo mật cao khi sử dụng công nghệ mã hóa file hợp đồng bằng cặp khóa công khai, đảm bảo chỉ các bên tham gia hợp đồng mới có thể truy xuất nội dung theo hợp đồng.
- Tự dịnh danh chính xác khách hàng và các đối tác tham gia ký hợp đồng,...
Quy trình ký hợp đồng điện tử tiện lợi, nhanh chóng bằng phần mềm VNPT eContract
>>> Xem thêm: Lợi ích của hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền
Như vậy, bài viết đã giải đáp câu hỏi “hợp đồng điện tử có hiệu lực khi nào” và giới thiệu phần mềm hợp đồng điện tử tiện ích. VNPT eContract sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian, tối ưu hiệu quả kinh doanh.
Hãy liên hệ VNPT eContract tại hotline 1800 1260 để được tư vấn đăng ký sử dụng dịch vụ ngay hôm nay!