10:04 |22/09/2022

Nhận diện các loại hợp đồng điện tử và trường hợp nên áp dụng


Trong thời đại công nghệ số hiện nay, hợp đồng điện tử không còn quá xa lạ với nhiều cá nhân, doanh nghiệp. Có tới 6 loại hợp đồng điện tử đang được sử dụng phổ biến. 

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện các loại hợp đồng điện tử cũng như trường hợp nên áp dụng thông qua phân loại 2 tiêu chí: hình thức thực hiện và mục đích hợp đồng. 

Bảng tổng hợp 6 loại hợp đồng điện tử phổ biến hiện nay chia theo mục đích và hình thức thực hiện:

Phân loại hợp đồng

Tên hợp đồng

Trường hợp áp dụng

Theo mục đích

Hợp đồng thương mại điện tử 

Áp dụng trong giao dịch thương mại 

Hợp đồng dân sự điện tử 

Áp dụng trong phần lớn giao dịch dân sự ngoại trừ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử…

Hợp đồng lao động điện tử 

Đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động nhưng người lao động không thể ký trực tiếp như cách truyền thống. 

Theo hình thức thực hiện

Đưa bản mềm hợp đồng giấy lên website

Đơn vị có mẫu hợp đồng riêng, các bên chỉ cần nhấn nút đồng ý hoặc không đồng ý trên ứng dụng.  

Hợp đồng hình thành bằng giao dịch tự động 

Đơn vị chưa có mẫu hợp đồng, thực hiện theo mẫu có sẵn được tích hợp trên ứng dụng. 

Hợp đồng hình thành qua email

Phù hợp với mọi loại hợp đồng điện tử 

1. Phân loại hợp đồng điện tử theo mục đích 

Hiện nay, có những loại hợp đồng điện tử nào được phân chia dựa theo mục đích sử dụng? 

Theo mục đích sử dụng, hợp đồng điện tử được chia theo 3 loại: hợp đồng thương mại điện tử, hợp đồng dân sự điện tử và hợp đồng lao động điện tử. 

1.1 Hợp đồng thương mại điện tử

Hợp đồng thương mại điện tử là loại hợp đồng thỏa thuận giữa 1 bên là thương nhân, bên còn lại là chủ thể có tư cách pháp lý để xác lập hợp đồng thông qua phương tiện điện tử. 

Đặc điểm nhận diện

Hợp đồng thương mại điện tử có một số đặc điểm nổi bật mà người dùng có thể căn cứ vào đó để phân biệt với các hợp đồng điện tử khác như: 

 - Mục đích của hợp đồng: Lợi nhuận

 - Đối tượng chính: Hàng hóa

 - Phân loại: Bao gồm hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại và hợp đồng cung ứng dịch vụ. 

Tính pháp lý 

Hợp đồng sẽ có hiệu lực tại thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng được chấp nhận. Hợp đồng thương mại điện tử được công nhận về tính pháp lý nếu đảm bảo các yêu cầu của pháp luật như: 

 - Chủ thể tham gia có đủ năng lực hành vi

 - Nội dung hợp đồng đảm bảo tính toàn vẹn

 - Các bên đều phải truy cập được

 - Các bên thống nhất về chứng thực chữ ký số

 - …

Ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác thì hiệu lực của hợp đồng phụ thuộc theo thỏa thuận hoặc quy định riêng. Theo điều 20 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện từ thời gian được quy định trong trường hợp này là trong vòng 12 giờ

Trường hợp áp dụng

Hợp đồng thương mại điện tử phù hợp với mọi giao dịch thương mại. Một số trường hợp có thể áp dụng hình thức giao dịch này như: hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung cấp điện, nước, internet,…

Mẫu hợp đồng thương mại điện tử

Mẫu hợp đồng thương mại điện tử 

1.2 Hợp đồng dân sự điện tử

Hợp đồng dân sự điện tử là thỏa thuận dân sự giữa các bên thông qua phương tiện điện tử. 

Đặc điểm nhận diện

Hợp đồng dân sự điện tử có một số đặc điểm nhận diện rõ nét như sau:

 - Chủ thể: các cá nhân, đơn vị có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và đang thực hiện một giao dịch dân sự thông qua giao kết hợp đồng. 

 - Mục đích: Nhằm thiết lập hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các bên. 

Phân loại 

Có 6 loại hợp đồng dân sự, bao gồm: song vụ, đơn vụ, hợp đồng chính, hợp đồng phụ, liên quan đến lợi ích của bên thứ 3, hợp đồng có điều kiện. Cụ thể:

 - Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà cả 2 bên đều có nghĩa vụ thực hiện đối với nhau. 

 - Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ đối với bên còn lại. 

 - Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ. 

 - Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.

 - Hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và bên thứ ba là đối tượng được hưởng lợi ích từ hợp đồng. 

 - Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện giao kết phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một nội dung hoặc sự việc nhất định. 

Tính pháp lý

Hợp đồng dân sự điện tử được ghi nhận tính pháp lý khi đảm bảo được các điều kiện bắt buộc của một văn bản điện tử nói chung và chữ ký số được sử dụng hợp pháp theo Luật giao dịch điện tử 2015. Cụ thể như sau:

 - Nội dung phải được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh và các bên thực hiện ký số.

 - Nội dung chưa bị thay đổi, ngoại trừ trường hợp có những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu. 

 - Nội dung dù được mã hóa vẫn có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh. 

Đọc thêm: Giải đáp chi tiết về tính pháp lý của hoá đơn điện tử

Trường hợp áp dụng

Hợp đồng dân sự điện tử phù hợp với phần lớn giao dịch dân sự, ngoại trừ các trường hợp sau: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hồi phiếu và các giấy tờ khác.

Hợp đồng dân sự điện tử được sử dụng khá phổ biến hiện nay

Hợp đồng dân sự điện tử được sử dụng khá phổ biến hiện nay

1.3 Hợp đồng lao động điện tử

Hợp đồng lao động điện tử là hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động, được gửi, nhận và lưu trữ thông qua phương tiện điện tử. 

Phân loại:

Có 2 loại hợp đồng lao động điện tử là hợp đồng xác định thời hạn (2 bên ký kết có đưa ra khoảng thời gian để hai bên thực hiện quyền, nghĩa vụ) và không xác định thời hạn (không có thời gian được ràng buộc để hai bên thực hiện quyền, nghĩa vụ). 

Tính pháp lý:

Cũng như các hợp đồng điện tử khác, hợp đồng lao động điện tử cũng phải đảm bảo các quy định của pháp luật để được công nhận giá trị như hợp đồng truyền thống. Một số nội dung vẫn cần tuân thủ như nội dung phải toàn vẹn, chủ thể phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, thực hiện giao kết trên tinh thần tự nguyện, không có sự ép buộc…

Trường hợp áp dụng:

Loại hình hợp đồng lao động điện tử phù hợp để sử dụng trong trường hợp đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động nhưng người lao động không thể ký trực tiếp như cách truyền thống. 

Hợp đồng lao động có thể thực hiện thông qua các phương tiện điện tử

Hợp đồng lao động có thể thực hiện thông qua các phương tiện điện tử

2. Phân loại hợp đồng điện tử theo hình thức thực hiện

Dựa theo hình thức thực hiện, hợp đồng điện tử được phân theo 3 loại: đưa bản mềm hợp đồng giấy lên website, hợp đồng hình thành bằng giao dịch tự động và hợp đồng hình thành qua email. 

2.1 Đưa bản mềm hợp đồng giấy lên website

Đây là hình thức hợp đồng soạn sẵn trên giấy sau đó được chỉnh sửa và đưa lên website để các bên tham gia ký. 

Với hình thức này, văn bản thường sẽ ở dạng file PDF, có nút tick xác nhận sự đồng ý với các điều khoản của hợp đồng và 2 nút lựa chọn: Đồng ý hoặc Không đồng ý ký hợp đồng.

Hình thức này được sử dụng trong trường hợp đơn vị có mẫu hợp đồng riêng, các bên chỉ cần nhấn nút đồng ý hoặc không đồng ý trên ứng dụng. Do đó, loại hình này khá tiện lợi cho người sử dụng. 

Tuy nhiên, nhược điểm là bên soạn thảo phải thực hiện trình bày văn bản một cách cầu kỳ và cẩn thận hơn so với việc được các phần mềm ứng dụng có cài đặt sẵn. 

Một ví dụ về hình thức đưa bản mềm hợp đồng giấy lên website

Một ví dụ về hình thức đưa bản mềm hợp đồng giấy lên website

2.2 Hợp đồng được hình thành bằng giao dịch tự động

Là loại hợp đồng không phải soạn sẵn mà hình thành tự động theo mẫu, máy tính xử lý thông tin và hiển thị cho người dùng theo quy trình tự động hóa. 

Các bước thực hiện:

Nhập thông tin => máy tính tổng hợp => khách hàng xác nhận => gửi bản sao lưu cho khách hàng. 

Hình thức thực hiện hợp đồng này dùng trong trường hợp đơn vị chưa có mẫu hợp đồng, thực hiện theo mẫu có sẵn được tích hợp trên ứng dụng. Nhờ đó, người dùng khá tiện lợi khi không cần soạn thảo quá nhiều song lại bất cập ở chỗ một số phần mềm giao dịch tự động lại không được thiết lập sẵn một số nội dung người dùng cần trình bày. 

Với giao dịch tự động, máy tính sẽ tổng hợp dữ liệu và hiển thị thông tin

Với giao dịch tự động, máy tính sẽ tổng hợp dữ liệu và hiển thị thông tin 

2.3 Hợp đồng được hình thành qua email

Với hình thức này, các bên tham gia giao dịch sẽ dùng phương tiện là máy tính và email để ký kết. Ngoài ra, giao dịch viên của các bên cần phải liên lạc với nhau bằng điện thoại, fax,… Ngoài ra, các bên cần lưu ý phải có bản gốc để đối chiếu và có nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn giữa bản gốc và bản email.

Quy trình ký kết hợp đồng qua hình thức này được thực hiện như sau: Người ký mở Email, truy cập đường link hợp đồng điện tử => xem xét hợp đồng => ký hợp đồng. 

Hình thức này phù hợp với mọi loại hợp đồng điện tử, đồng thời khá dễ dàng thực hiện thao tác, do đó rất được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng trong giao dịch hiện nay.

Đối với hình thức ký hợp đồng điện tử qua email, các bên sẽ sử dụng thư điện tử để giao dịch

Đối với hình thức ký hợp đồng điện tử qua email, các bên sẽ sử dụng thư điện tử để giao dịch 

Như vậy, sử dụng các loại hợp đồng điện tử đúng mục đích và trường hợp sẽ giúp người dùng rút ngắn thời gian, thể hiện tính chuyên nghiệp cũng như gia tăng hiệu quả giao dịch kinh tế. 

Phần mềm Hợp đồng điện tử VNPT eContract là nền tảng giúp các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện giao dịch nhanh hơn. Không chỉ dừng lại ở đó, phần mềm còn giúp thúc đẩy doanh nghiệp tiết kiệm, hiệu quả và minh bạch. 

Hiện nay, VNPT eContract đang có gói dùng thử 3 tháng miễn phí với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Nếu bạn quan tâm tới Phần mềm Hợp đồng điện tử VNPT eContract, vui lòng liên hệ Hotline 1800 1260 để được tư vấn chi tiết nhé!

Nguồn: vnpt.com.vn

Từ khóa: khuyến mại vinaphone Khuyến mại 20% Thuê bao trả trước Thuê bao trả sau Khuyến mại