08:41 |28/11/2022

Mobile Money - Cánh tay nối dài của ngân hàng trong thanh toán không dùng tiền mặt


Các tổ chức trung gian thanh toán như VNPT Money đã và đang phát triển mạnh mẽ và là cánh tay nối dài của ngân hàng, đồng hành cùng Chính phủ để đạt mục tiêu của Đề án là phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, ứng dụng thành tựu của cách mạng 4.0.

Thanh toán không dùng tiền mặt là xu thế tất yếu

Ngày 29/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020. Đây được coi là hành lang pháp lý đầu tiên đề cập tới hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Cũng kể từ thời điểm đó, thanh toán không dùng tiền mặt đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm định hướng, chỉ đạo.

Hơn 1 năm sau, ngày 23/02/2018, Thủ tướng ký Quyết định số 241/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội;

Ngày 01/01/2019, tại Nghị quyết số 02/2019/NQ-CP, Chính phủ đã yêu cầu đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, bao gồm: học phí, viện phí, điện, nước, môi trường...

Ngày 26/5/2020, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Chỉ thị số 22/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam và trên thực tế, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của Việt Nam thời gian qua đã đạt mức tăng trưởng cao.

Đến ngày 28/10/2021, Thủ tướng Chính phủ chính thức ký Quyết định số 1813/QĐ-TTg về Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025, đưa ra mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế với mức tăng trưởng cao, thúc đẩy nền kinh tế hội nhập nhanh hơn với cộng đồng kinh tế quốc tế.

Một trong những mục tiêu của Đề án là phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, ứng dụng thành tựu của cách mạng 4.0, trong đó tập trung nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ, mô hình kinh doanh, giải pháp số tiên tiến để phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên nền tảng số hóa, đảm bảo an toàn, bảo mật, mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng; phát triển thanh toán điện tử trong thương mại điện tử; phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa;

Đồng thời, đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực chính phủ, dịch vụ hành chính công: Phối hợp hoàn thiện kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử với hạ tầng của các cơ quan thuế, hải quan, kho bạc để phục vụ yêu cầu phối hợp thu, chi ngân sách nhà nước bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Khi đang giữ cương vị Phó Thủ tướng, ông Vương Đình Huệ cũng từng nhấn mạnh “không tiền mặt nhưng sẽ có rất nhiều thứ” khi liệt kê ra các lợi ích: Giảm chi phí và đem lại nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp; thúc đẩy minh bạch, công khai; phòng chống tham nhũng, kể cả tham nhũng lớn, nhỏ; chống rửa tiền, chống tội phạm kinh tế; hiệu quả hoạt động của ngân hàng tăng lên, thực hiện hiệu quả chiến lược tài chính toàn diện trên mọi vùng miền, lãnh thổ với mọi đối tượng người dân; thúc đẩy sản xuất, dịch vụ.

Và chỉ cách đây vài ngày, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại một hội thảo về thành toán không dùng tiền mặt

Cánh tay nối dài của Ngân hàng

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 4/2022, giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 32,37% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2021.

Cụ thể, giao dịch TTKDTM tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị; giao dịch qua internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng tương ứng 97,65% và 86,68%; qua QR code tăng tương ứng 56,52% và 111,62% so với cùng kỳ năm 2021;

Đáng chú ý, tổng số ví điện tử đã kích hoạt tăng 10,37% so với cuối năm 2021. Tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt gần 70%. Cả nước đã có khoảng 3,4 triệu tài khoản và 1,3 triệu thẻ ngân hàng được mở mới trực tuyến, từ xa qua phương thức điện tử (eKYC).

Để đạt được những con số ấn tượng nói trên không thể không kể đến sự góp mặt đặc biệt quan trọng của các tổ chức trung gian thanh toán ở Việt Nam.

Theo nhận định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không ngừng đầu tư hạ tầng công nghệ, cung ứng nhiều sản phẩm, dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ 4.0 nhằm gia tăng tiện ích, trải nghiệm và đảm bảo an toàn cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

Nhiều phương thức giải pháp thanh toán mới, hiện đại, tiết kiệm chi phí đã ra đời với nhiều tiện ích, an toàn bảo mật, đem lại lợi ích to lớn và giá trị thiết thực cho khách hàng, cho các trung tâm thương mại, dịch vụ, trong đó có Mobile Money.

Một ví dụ điển hình về vai trò và tầm quan trọng của các tổ chức trung gian thanh toán là VNPT Money. Theo chia sẻ của ông Ngô Diên Hy, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam VNPT, Mobile Money là một dịch vụ được xem là cánh tay nối dài của ngân hàng và VNPT là một trong 3 nhà mạng đã được cấp phép thí điểm dịch vụ này.

Kết quả cho thấy, sau 6 tháng triển khai, đã có hơn nửa triệu tài khoản Mobile Money được mở với 2.400 điểm nạp tiền, 2.100 điểm chấp nhận thanh toán dịch vụ. Những mô hình hay để thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt cũng liên tục được VNPT triển khai. Đơn cử như mô hình Chợ 4.0 - thanh toán không dùng tiền mặt.

Với mô hình này, VNPT tại các địa phương đã trang bị mã QR Code, hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNPT Money và tạo tài khoản ví điện tử Mobile Money cho các tiểu thương tại chợ để thực hiện chuyển tiền, thanh toán trực tuyến trong các giao dịch mua bán qua ví điện tử hoặc tài khoản ngân hàng.

Tham gia mô hình Chợ 4.0, tiểu thương và người dân có thể mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ và thanh toán không tiền mặt bằng cách quét mã QR code, hay chuyển tiền số qua diện thoại trên ứng dụng VNPT Money.

Việc triển khai mô hình Chợ 4.0 nhằm giúp người dân thoái mái đi chợ mà không còn những trở ngại như mang theo tiền lẻ, tính toán tiền thừa... Tiểu thương tránh được những rủi ro như tiền rách, tiền giả hay đổi tiền lẻ trả lại cho khách...

Đặt biệt, với dịch vụ Mobile Money, mọi thuê bao VinaPhone có thể thực hiện chuyển tiền, thanh toán ngay trên điện thoại di động mà không cần tài khoản ngân hàng hay kết nối Intemet/3G/4G.

Phó Tổng giám đốc Ngô Diên Hy nhận định, VNPT hiện nay đã phần nào đạt được kỳ vọng ban đầu khi triển khai dịch vụ Mobile Money, đặc biệt là việc tiếp cận khách hàng ở phân khúc mới. Theo thống kê của VNPT, gần 90% các giao dịch thanh toán của khách hàng sử dụng Mobile Money tập trung vào các dịch vụ thiết yếu (điện, nước, viễn thông, tiêu dùng hằng ngày) và các dịch vụ hành chính công. Những con số này phản ánh tính thiết thực của dịch vụ đối với người dân trong đời sống.

Ông Ngô Diên Hy cũng cho biết, với những thành công bước đầu sau thời gian thử nghiệm, thời gian tới, VNPT Money sẽ cho phép mở rộng hạn mức giao dịch, bởi hiện vẫn còn hơn 40% đối tượng tiếp cận Mobile Money là ở khu vực thành thị và như vậy, hạn mức mười triệu mỗi tháng cho các nhu cầu thiết yếu là vẫn chưa đủ.

Điểm quan trọng khác là mở rộng khả năng liên thông dịch vụ, cho phép giao dịch Mobile Money giữa các nhà mạng đang có tại Việt Nam và cho phép thanh toán chéo giữa các đơn vị trung gian thanh toán khác nhau, giúp Mobile Money có thể thanh toán được với các thương nhân đang dùng các trung gian thanh toán khác.

Ông nhận định, đây là những vấn đề mấu chốt để thu hút người dân tiếp nhận và sử dụng Mobile Money, bởi việc thay đổi thói quen thanh toán của người dân cần phải xuất phát từ việc cho họ thấy được lợi ích và tính tiện dụng của dịch vụ.

Với những nỗ lực không ngừng, VNPT Money mong muốn được chung tay cho chiến lược thanh toán không dùng tiền mặt quốc gia, giúp mỗi người, mỗi nhà tiếp cận với những dịch vụ tài chính số với nhiều lợi ích thật sự thiết thực.

Nguồn: vnpt.com.vn


Từ khóa: khuyến mại vinaphone Khuyến mại 20% Thuê bao trả trước Thuê bao trả sau Khuyến mại

Ứng dụng
Vinaphone Plus

VinaPhone Plus

Download

Ứng dụng chăm sóc khách hàng của VinaPhone, cung cấp hàng ngàn ưu đãi cho khách hàng.

My VNPT

My VNPT

Download

Ứng dụng tra cứu toàn bộ thông tin thuê bao, lịch sử tiêu dùng, gói cước, dịch vụ… của VNPT.

VNPT Money

VNPT Money

Download

VNPT Money chuyển tiền miễn phí thanh toán mọi lúc. Nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn