Trong công cuộc chuyển đổi số của các doanh nghiệp hiện giờ, bài toán tối ưu chi phí tối đa hiệu quả luôn cần một lời giải hợp lý nhất, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tìm ra, đặc biệt là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ - vốn không có tiềm lực tài chính mạnh. Nắm bắt thực tế này, Tập đoàn VNPT đã có những chính sách, chương trình với mục tiêu có thể đồng hành với doanh nghiệp…
Chuyển đối số nền kinh tế được xem là mục tiêu quan trọng của Việt Nam hiện nay. Chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp trong nước, nếu khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) có thể thực hiện chuyển đối số thành công thì mục tiêu trên của Việt Nam sẽ nhanh chóng cán đích. Tuy nhiên, do không có tiềm lực tài chính, công cuộc số hóa không phải là câu chuyện đơn giản đối với khối doanh nghiệp SMEs.
Với mục tiêu có thể đồng hành với các doang nghiệp, ngay từ năm 2019, Tập đoàn VNPT và VCCI đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước chuyển đổi số, góp phần thực hiện mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra trong “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Hiện thực hóa các nhiệm vụ trên, VNPT đã hợp tác với VCCI và Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN triển khai dự án di sản Mạng lưới khởi nghiệp ASEAN công nghệ số - Digital STARS, nhằm tạo dựng một mạng lưới kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ trong ASEAN, tạo cơ hội giao lưu, học tập kinh nghiệm, mở rộng quan hệ đối tác, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực.
Trong khuôn khổ các hoạt động của dự án di sản năm 2020, trong tháng 10 vừa qua, VNPT cùng VCCI triển khai thực hiện báo cáo “Chuyển đổi số: giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19 và phát triển”; triển khai Danh bạ các giải pháp chuyển đổi số Việt Nam, và Cổng thông tin của mạng lưới khởi nghiệp. Trong các năm tiếp theo, VNPT và VCCI sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thực hiện chuyển đổi số thành công, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua các chương trình hội nghị, hội thảo, đào tạo, nghiên cứu, kết nối đối tác và khách hàng, góp phần vào nỗ lực chung của Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Ngoài việc hợp tác với VCCI, Tập đoàn VNPT cũng đã sớm ra mắt hệ sinh thái chuyên biệt VNPT SMEs. Đây là hệ sinh thái sản phẩm Viễn thông - Công nghệ thông tin dành cho doanh nghiệp SMEs lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Các gói cước trong hệ sinh thái được VNPT thiết kế đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp SMEs. Cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 2 gói cước gồm: Gói cước tích hợp (VNPT đã kết hợp sẵn các dịch vụ trong 1 gói cước) và Gói cước tùy chọn (doanh nghiệp được tự kết hợp các dịch vụ).
Gói cước tích hợp gồm các dịch vụ Viễn thông - Công nghệ thông tin như: Internet Fiber VNN, Ký số VNPT-CA, Hóa đơn điện tử VNPT Invoice, Bảo hiểm xã hội VNPT BHXH, Tổng đài Chăm sóc khách hàng VCC,… Các dịch vụ này đều gắn liền với những hoạt động vận hành cơ bản của doanh nghiệp. Chẳng hạn, Dịch vụ Hoá đơn điện tử (VNPT-Invoice) giúp các tổ chức, doanh nghiệp có thể phát hành, phân phối, xử lý các nghiệp vụ và lưu trữ hóa đơn điện tử thay thế cho việc phát hành và sử dụng hóa đơn giấy.
Trong khi đó, dịch vụ Chữ ký số VNPT-CA được sử dụng trong các giao dịch điện tử nhằm xác định danh tính của người ký, đảm bảo tính toàn vẹn và giá trị pháp lý. Chữ ký số có thể sử dụng thay thế chữ ký tay trong tất cả các trường hợp giao dịch thương mại điện tử. Ứng dụng này giúp việc thực hiện các giao dịch từ xa qua Internet trở nên đơn giản và tăng tính bảo mật. Đối với Gói cước tùy chọn, khách hàng sẽ được tự kết hợp các dịch vụ theo nhu cầu của doanh nghiệp. Các dịch vụ được cung cấp trong gói này gồm: VNPT CA, FiberVNN, BHXH và VNPT Invoice.
Có thể nói, những giải pháp của VNPT đã và đang góp phần tạo nên giá trị chia sẻ, đồng hành nhằm phục vụ khách hàng và cộng đồng tốt nhất trong giai đoạn chuyển đổi số hiện nay.