14:49 |03/01/2023

Chữ ký số hợp lệ là gì? Cách kiểm tra chữ ký số theo quy định pháp luật


Chữ ký số hợp lệ là điều kiện quyết định tính hợp pháp cũng như giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử. Bài viết dưới đây sẽ giúp người dùng nắm được quy định pháp luật về tính hợp lệ và hướng dẫn cách kiểm tra chữ ký số. Từ đó góp phần đảm bảo trách nhiệm pháp lý và bảo vệ lợi ích người dùng trong các giao dịch trên thị trường.

1. Chữ ký số hợp lệ là gì?

Chữ ký số được coi là hợp lệ là chữ ký số được tạo ra một cách hợp pháp trên cơ sở đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật và đảm bảo lợi ích của các bên tham gia ký kết. Tính hợp lệ của chữ ký số có thể được xác định thông qua quá trình kiểm tra và xác thực dựa trên các tiêu chí cụ thể. 

Chữ ký số hợp lệ là gì

Chữ ký số được cho là hợp lệ là chữ ký số được tạo ra một cách hợp pháp trên cơ sở đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật

Để xác định chữ ký số hợp lệ, người dùng hãy theo dõi phần thông tin tiếp theo về các tiêu chí để đánh giá mức độ hợp lệ của chữ ký số.

2. Chữ ký số như thế nào là hợp lệ? 

Chữ ký số được coi là hợp lệ khi đáp ứng đủ các tiêu chí về trạng thái hiệu lực của chứng thư số, quy trình tạo ra chữ ký số và tính toàn vẹn của văn bản điện tử. Cụ thể:

Chữ ký số trên văn bản điện tử là hợp lệ khi:

  • Việc kiểm tra, xác thực thông tin về chứng thư số của người ký số tại thời điểm ký còn hiệu lực.
  • Chữ ký số được tạo ra đúng bởi khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trên chứng thư số 
  • Văn bản điện tử đảm bảo tính toàn vẹn”.

(Theo Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 41/2017/TT-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 19/12/2017).

Dưới đây là thông tin chi tiết về từng tiêu chí theo quy định pháp luật.

2.1. Về điều kiện chứng thư số

Theo Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 41/2017/TT-BTTTT, chứng thư số có hiệu lực khi đáp ứng tất cả các tiêu chí sau:

  • Có hiệu lực tại thời điểm ký.
  • Phù hợp phạm vi sử dụng của chứng thư số và trách nhiệm pháp lý của người ký.
  • Trạng thái của chứng thư số còn hoạt động tại thời điểm ký số”.

2.2. Về chữ ký số

Điều 9 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định: 

Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện:

1. Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.

2. Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:

3. a) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;

4. b) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;

5. c) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;

6. d) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 của Nghị định này.

7. Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký”.

chữ ký số cần đáp ứng được các điều kiện pháp luật đã quy định

Để được coi là an toàn, chữ ký số cần đáp ứng được các điều kiện pháp luật đã quy định

2.3. Về tính toàn vẹn của văn bản điện tử

Bên cạnh các điều kiện về chứng thư số và chữ ký số, người dùng còn cần chú trọng đến tính toàn vẹn của văn bản ký số để đảm bảo chữ ký số trên văn bản là hợp lệ theo quy định của pháp luật.

Theo Khoản 10 Điều 3 Thông tư số 41/2017/TT-BTTTT:

"Tính toàn vẹn của văn bản điện tử ký số là văn bản điện tử sau khi được ký số nội dung không bị thay đổi trong suốt quá trình trao đổi, xử lý và lưu trữ”.

3. Cách kiểm tra chữ ký số hợp lệ

Cách kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử cũng đã được pháp luật quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 41/2017/TT-BTTTT:

Kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử thực hiện như sau:

  • Giải mã chữ ký số bằng khóa công khai tương ứng;
  • Kiểm tra, xác thực thông tin của người ký số trên chứng thư số gắn kèm văn bản điện tử; việc kiểm tra, xác thực thông tin người ký số được thực hiện theo Điều 8 Thông tư này;
  • Kiểm tra tính toàn vẹn của văn bản điện tử ký số”.

Quy trình kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký số

Quy trình kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký số cần thông qua 1 số tiêu chí nhất định

Ngoài ra, người dùng cũng có thể tự kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký số trong trường hợp cần xác thực tính chính xác và hợp pháp của văn bản, tài liệu điện tử đến từ khách hàng, đối tác... Cách thực hiện kiểm tra chữ ký số sẽ được cập nhật tại mục sau.

4. Hướng dẫn kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký số

Để góp phần quản lý việc tuân thủ quy định pháp luật và bảo vệ quyền lợi của người dùng trong quá trình sử dụng chữ ký số, NEAC - Trung tâm chứng thực điện tử Quốc Gia - Bộ Thông tin và Truyền thông đã thiết lập công cụ hỗ trợ người dùng kiểm tra tính hợp lệ chữ ký số một cách chủ động hơn. 

Trường hợp cần kiểm tra chữ ký số hợp lệ, người dùng sẽ tiến hành các bước dưới đây:

Bước 1. Truy cập công cụ kiểm tra chữ ký số tại địa chỉ:

http://digisign.vn/kiem-tra-chu-ky-so.

truy cập và sử dụng công cụ của NEAC

Để tự kiểm tra chữ ký số, người dùng có thể truy cập và sử dụng công cụ của NEAC

Bước 2. Chọn tải lên file văn bản, tài liệu có chữ ký số cần kiểm tra và chọn Kiểm tra chữ ký số

  • Tiếp theo, hệ thống sẽ tiến hành kiểm tra và hiển thị thông tin chi tiết của chữ ký số có trong văn bản. Bao gồm tên, trạng thái, tính toàn vẹn, tính hợp lệ, trạng thái chứng thư số, trạng thái dấu thời gian, thời gian ký.
  • Trường hợp chữ ký số không hợp lệ, màn hình cũng sẽ hiển thị thông tin chi tiết để thông báo tới người dùng.

Minh họa kết quả kiểm tra chữ ký số của 1 văn bản điện tử

Minh họa kết quả kiểm tra chữ ký số của 1 văn bản điện tử

Ngoài ra, 1 giải pháp người dùng có thể sử dụng để góp phần đảm bảo tính hợp lệ của chữ ký số là sử dụng dịch vụ chữ ký số đến từ nhà cung cấp uy tín. Trong số các dịch vụ hiện có trên thị trường, VNPT-CA là dịch vụ chứng thực chữ ký số uy tín, chất lượng được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp giải pháp công nghệ số tại Việt Nam, VNPT luôn chú trọng tới việc nâng cao chất lượng chữ ký số trên cơ sở đảm bảo đầy đủ tính pháp lý và bảo vệ lợi ích của người dùng.

Như vậy, để đảm bảo lợi ích và trách nhiệm pháp lý trước pháp luật, người dùng cần nắm được các tiêu chí làm nên chữ ký số hợp lệ và cách kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký số trên văn bản điện tử.

Để sử dụng chữ ký số 1 cách an toàn và tiện lợi trong các giao dịch trực tuyến, người dùng có thể liên hệ VNPT-CA để được tư vấn dịch vụ tại:

Nguồn: vnpt.com.vn

Từ khóa: khuyến mại vinaphone Khuyến mại 20% Thuê bao trả trước Thuê bao trả sau Khuyến mại