15:24 |07/12/2022

Giải đáp mối quan hệ giữa hợp đồng điện tử và chữ ký số


Hợp đồng với chữ ký truyền thống đang dần được thay thế bởi hợp đồng điện tử và chữ ký số. Tuy nhiên, phương thức giao dịch số này vẫn còn khiến nhiều người dùng cảm thấy bối rối. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể mối quan hệ giữa hợp đồng điện tử và chữ ký số, đồng thời hướng dẫn chi tiết cách ứng dụng vào thực tiễn.

1. Ký hợp đồng điện tử bằng chữ ký số có được không?

Theo Điều 33, 34, 38 Luật giao dịch điện tử 2005, Pháp luật đã công nhận tính pháp lý của chữ ký số giống như chữ ký truyền thống. Vì vậy, hợp đồng có chữ ký số cũng sẽ được công nhận giống như với hợp đồng truyền thống. Cụ thể:

Theo Điều 33: Định nghĩa về Hợp đồng điện tử

 “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.”

Điều 34: Công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử

“Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.”

Điều 38: Giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

“Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng phương pháp truyền thống.”

Ký hợp đồng điện tử bằng chữ ký số

Hợp đồng điện tử sử dụng chữ ký số được pháp luật công nhận về giá trị pháp lý

2. Quy định sử dụng chữ ký số trong hợp đồng điện tử 

Theo Điều 8 về Giá trị pháp lý của chữ ký số trong Nghị định số 130/2018/NĐ-CP, có 3 trường hợp được phép sử dụng chữ ký số trong hợp đồng điện tử:

Trường hợp 1

“Văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với mỗi thông điệp dữ liệu được xem là phù hợp nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số. Chữ ký phải được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.”

Trường hợp 2

“Văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức: yêu cầu đối với mỗi thông điệp dữ liệu được xem là phù hợp nếu được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức. Chữ ký phải được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.”

Trường hợp 3

“Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.”

Quy định sử dụng chữ ký số trong hợp đồng điện tử

 

3. Khi nào chữ ký số có hiệu lực trên hợp đồng điện tử?

Theo Điều 8 về Giá trị pháp lý của chữ ký số trong Nghị định số 130/2018/NĐ-CP, chữ ký số có hiệu lực khi đạt các quy định của Điều 9 số 130/2018/NĐ-CP, đó là:

“Chữ ký số được coi là chữ ký điện tử an toàn chỉ khi đáp ứng các điều kiện sau:

1. Được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và được kiểm tra bằng khóa công khai có ghi trên chứng thư số đó.

2. Được tạo ra bằng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số và được một trong các tổ chức sau đây cấp:

3. a) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;

4. b) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;

5. c) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;

6. d) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 của Nghị định này.

7. Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.”

4. Phân biệt chữ ký số với các dạng chữ ký điện tử khác

Khái niệm “Chữ ký điện tử” và “chữ ký số” thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng trên thực tế, 2 loại này không cùng nghĩa.

Theo Khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số – chữ ký điện tử – token thì: “ Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng.” 

Bên cạnh đó, trong chữ ký điện tử còn có 2 dạng chữ ký khác là chữ ký scan và chữ ký hình ảnh. Mỗi loại hợp đồng điện tử sử dụng các loại chữ ký điện tử khác nhau sẽ có những quy định sử dụng riêng và có tính pháp lý riêng.

Còn “Chữ ký điện tử” có thể hiểu là thông tin đi kèm theo dữ liệu (văn bản, hình ảnh, video...) nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu đó. Loại chữ ký này thường được sử dụng trong các giao dịch điện tử nhằm xác định được người chủ của một dữ liệu nào đó.

5. Hướng dẫn cách ký hợp đồng điện tử bằng chữ ký số

Đặc trưng của chữ ký số khác với các loại chữ ký điện tử khác đó là đăng ký với 1 đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số, sử dụng Token để ký. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách ký hợp đồng điện tử bằng chữ ký số VNPT cực kỳ đơn giản:

  •  Cài đặt và kích hoạt chữ ký số VNPT

Để có thể sử dụng chữ ký số, người dùng phải cài đặt và kích hoạt chữ ký số VNPT trong máy tính. Các bước thực hiện được chúng tôi nêu cụ thể dưới đây: 

Bước 1: Cắm Token VNPT-CA vào cổng USB của máy tính. 

Bước 2: Click vào và thực hiện cài đặt ứng dụng VNPT-CA sau khi màn hình đã hiển thị biểu tượng.

Cài đặt chữ ký số VNPT

Click vào và thực hiện cài đặt ứng dụng VNPT-CA

Bước 3: Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp và tiếp tục làm theo hướng dẫn để cài đặt ứng dụng.

Lựa chọn ngôn ngữ và làm theo hướng dẫn

Làm theo hướng dẫn để cài đặt ứng dụng

Bước 4: Chọn “Kết thúc” để hoàn tất quá trình cài đặt.

Chọn kết thúc khi hoàn tất quy trình

Chọn Kết thúc khi hoàn tất

  • Chuẩn bị sẵn các tài liệu ký số

Muốn sử dụng chữ ký số VNPT để gửi văn bản, tờ khai thì người dùng cần chuẩn bị các tài liệu để ký số. Trong đó, các tài liệu cần chuẩn bị sẵn là các tờ khai thuế, bảo hiểm, hải quan, hóa đơn điện tử,... 

  • Thực hiện ký số và gửi tài liệu

Hiện nay có nhiều cách ký số, người dùng có thể lựa chọn một trong những cách ký sau đây để gửi hồ sơ tới cơ quan nhận tài liệu: 

- Chữ ký số ký offline.

- Chữ ký số ký online trên trình duyệt Internet Explorer (IE).

- Chữ ký số đối với trình duyệt Chrome.

- Chữ ký số đối với trình duyệt Firefox.

- Nhận kết quả và thông tin phản hồi 

Cuối cùng, người dùng sẽ nhanh chóng nhận được phản hồi từ cơ quan về việc hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ có bất kỳ lỗi nào, cơ quan đó sẽ thông báo để cá nhân hoặc doanh nghiệp kịp thời sửa và gửi lại.

6. Lưu ý khi lựa chọn đơn vị cung cấp chữ ký số?

Chữ ký số liên quan tới pháp luật và quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng. Vì vậy khách hàng cần lựa chọn nhà cung cấp uy tín để đảm bảo tính bảo mật tốt, tránh tình trạng kẻ gian ăn cắp tài khoản, áp dụng cho các giao dịch phi pháp.

Nếu có nhu cầu sử dụng chữ kỹ số, khách hàng có thể đăng ký gói dịch vụ chữ ký số của VNPT. Dịch vụ này được pháp luật thừa nhận, có đầy đủ giá trị pháp lý và có tính bảo mật cực cao. Khi đến với VNPT, khách hàng sẽ được chăm sóc nhiệt tình, chu đáo, hỗ trợ nhanh chóng 24/7. Nhờ đó, khách hàng sẽ không bị gián đoạn công việc quá lâu.

Bài viết trên đã giải đáp mối quan hệ giữa hợp đồng điện tử và chữ ký số. Đồng thời giải thích kỹ càng các khái niệm và điều luật giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 đối tượng này. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ đến tổng đài 1800 1166 (miễn phí) để được tư vấn chi tiết nhé.

Nguồn: vnpt.com.vn

Từ khóa: khuyến mại vinaphone Khuyến mại 20% Thuê bao trả trước Thuê bao trả sau Khuyến mại