15:26 |09/08/2021

4 điều giáo viên CẦN biết để dạy học trực tuyến hiệu quả nhất


Dạy và học trực tuyến đã xuất hiện từ lâu nhưng đến thời điểm đại dịch Covid-19, loại hình này mới được sử dụng phổ biến. Điều này khiến cho nhiều giáo viên cảm thấy khó khăn khi thích ứng. Những kinh nghiệm dạy học trực tuyến hy vọng sẽ giúp gỡ rối cho các thầy cô, để có thể tổ chức giảng dạy hiệu quả.

1. Dạy học trực tuyến là gì?

Trước khi đi vào kinh nghiệm cụ thể, chúng ta hãy tìm hiểu qua về dạy học trực tuyến.

1.1.  Định nghĩa về giáo dục trực tuyến (E-Learning)

Giáo dục trực tuyến (E-Learning) là phương thức dạy học online, từ xa thông qua các thiết bị điện tử có kết nối mạng và phần mềm lưu trữ bài giảng điện tử, công cụ hỗ trợ.

Dạy học trực tuyến có 2 hình thức:

- Dạy trực tiếp trên mạng: Giáo viên dạy và tương tác trực tiếp với học sinh tại thời gian thực - cùng 1 thời điểm, thông qua công cụ như Zoom, Google Meet,… Hình thức này sẽ giúp giáo viên và học sinh có thể tương tác với nhau như ở lớp học thông thường.
- Dạy học theo kiểu lưu trữ sẵn bài học: Giáo viên thực hiện các video, đưa các nội dung soạn sẵn lên phần mềm để học sinh có thể học bất cứ lúc nào. Hình thức dạy học này giúp học sinh có thể học ở mọi nơi, tiết kiệm thời gian hơn.

Dạy học trực tuyến là phương thức giảng dạy sử dụng các thiết bị công nghệ.

1.2. Phân biệt phần mềm dạy học trực tuyến và công cụ giảng dạy trực tuyến

Nhiều người thường nhầm các công cụ như Zoom, Skype,... là phần mềm dạy học trực tuyến, tuy nhiên, đây là 2 khái niệm khác nhau.

- Phần mềm dạy học trực tuyến: Là phần mềm tích hợp nhiều công cụ giảng dạy và học tập như soạn giáo án, kiểm tra, sổ liên lạc, thi trực tuyến, lưu trữ học liệu, thống kê phổ điểm, làm bài thi,… Giáo viên và học sinh có thể tham gia buổi học cùng lúc bằng các ứng dụng công nghệ và giáo viên có thể cung cấp tài liệu cho học sinh tự học.
- Công cụ giảng dạy: Là các ứng dụng công nghệ cho phép người dùng trao đổi trực tuyến với như ví dụ như Zoom, Meet, Skype,…

Zoom, Skype, Google Meet,... là công cụ hỗ trợ học sinh và giáo viên tổ chức các buổi học online cùng lúc

2. Ưu và nhược điểm của hình thức dạy học trực tuyến

Dạy học trực tuyến không đòi hỏi giáo viên và học sinh đến các lớp học thực mà có thể thực hiện thông các các thiết bị kết nối mạng, phần mềm, công cụ hỗ trợ. Vì thế, hình thức dạy học này có nhiều ưu nhược điểm.

2.1. Ưu điểm

Dạy học trực tuyến có nhiều ưu điểm về chi phí, thời gian, sự linh hoạt và an toàn như:

- Tiết kiệm chi phí thuê địa điểm: Giáo viên chỉ cần một căn phòng vừa phải, có đủ chỗ để bày các trang thiết bị cần thiết để dạy học.
- Tiết kiệm thời gian và công sức di chuyển: Giáo viên và học sinh đều không phải mất thời gian và công sức di chuyển hàng ngày như phương pháp dạy học truyền thống.
- Học linh hoạt mọi lúc mọi nơi: Người học có thể học mọi lúc, mọi nơi miễn là có Internet, đồng thời, có thể tham gia nhiều khóa học khác nhau. Người học có thể điều chỉnh tốc độ học theo khả năng của mình và tham khảo thư viện trực tuyến để nâng cao kiến thức.
- An toàn trong mùa dịch: Người dạy và người học đều không cần tiếp xúc trực tiếp nên giảm được nguy cơ làm lây lan dịch bệnh.

Khi áp dụng dạy học trực tuyến, học sinh có thể học tại nhà nên rất thuận tiện

2.2. Nhược điểm

Tuy có nhiều ưu điểm như trên nhưng dạy học trực tuyến còn tồn tại nhiều nhược điểm như:

- Tốn kém chi phí mua trang thiết bị hỗ trợ: Người học và người dạy đều phải trang bị cho mình các thiết bị giảng dạy và học tập như laptop, tai nghe, với giáo viên có thể thêm máy quay, thiết bị ánh sáng, phần mềm thực hiện video,... Do vậy, hình thức này sẽ tốn kém hơn so với học truyền thống.
- Khó tương tác trực tiếp với học sinh: Giáo viên sẽ khó quan sát và giao tiếp với học sinh qua màn hình hơn so với việc trao đổi trực tiếp.
- Khó quản lý được việc tập trung học của học sinh: Giáo viên khó có thể bắt học sinh chú tâm vào bài học và quan sát, đánh giá trực tiếp quá trình học tập, tiếp thu của học sinh.

Dạy học trực tuyến đòi hỏi nhiều thiết bị hỗ trợ như máy tính, máy quay… nên khá tốn kém

3. Dạy học trực tuyến cần chuẩn bị những gì?

Để dạy học trực tuyến hiệu quả, có thể phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm trên, giáo viên cần chuẩn bị tốt về:

- Kiến thức chuyên môn: Các kiến thức liên quan đến môn dạy, khóa học phải chính xác, đầy đủ, phù hợp với chương trình.
- Phương pháp truyền đạt: Giáo viên phải có cách soạn bài giảng khoa học, logic, dễ hiểu; sử dụng hình ảnh, video để làm tăng sinh động cho bài học. Các nội dung trình bày trực quan, dễ theo dõi và thu hút học sinh.
- Kỹ năng máy tính tốt: Giáo viên phải sử dụng thành thạo các công cụ trong phần mềm và các ứng dụng dạy học online như Zoom, Skype, tính năng chat, nhắn tin, thu âm, lưu trữ bài giảng,… để phục vụ hoạt động dạy một cách tốt nhất.
- Tinh thần chủ động, linh hoạt, tích cực: Giáo viên cần chủ động soạn bài cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, dự kiến và linh hoạt xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Giáo viên cần trình bày bài giảng khoa học, sử dụng thêm tranh ảnh giúp cho buổi dạy trực tuyến thêm trực quan, sinh động

Xem thêm: 4 yếu tố chính ảnh hưởng tới hiệu quả của dạy học trực tuyến

4. Kinh nghiệm dạy học trực tuyến hiệu quả

Dưới đây là một vài kinh nghiệm dạy học trực tuyến từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc bài học đã được nhiều giáo viên chia sẻ:

4.1. Chuẩn bị trước buổi học

Trước khi buổi học trực tuyến bắt đầu, giáo viên cần chuẩn bị tốt các vấn đề sau:

- Kiến thức và công cụ giảng dạy: Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu bài học, nội dung kiến thức trong buổi học mà mình muốn truyền đạt là gì. Để từ đó, xác định phương pháp và công cụ hỗ trợ phù hợp sao cho đạt hiệu quả nhất.
- Chuẩn bị giáo án trên phần mềm: Soạn sẵn giáo án điện tử, định hướng trước các nội dung cần trình bày và các phương tiện hỗ trợ để chủ động hơn trong buổi dạy. Trong giáo án, giáo viên có thể dự tính các tình huống xảy ra, các vấn đề mà học sinh vướng mắc để chuẩn bị kỹ hơn.
- Bố trí không gian xung quanh: Không gian buổi dạy phải được bố trí khoa học với đầy đủ các phương tiện hỗ trợ, tránh bày các vật dụng không liên quan hoặc các thứ có thể gây xao nhãng cho học sinh.
- Lựa chọn trang phục phù hợp: Giáo viên cần lựa chọn trang phục công sở, gọn gàng, giản dị, phù hợp với môi trường giáo dục giống như các buổi dạy trên lớp. Điều này sẽ giúp học sinh cảm thấy như được học buổi học thật trên lớp.
- Phần mềm, mạng internet tốt: Phần mềm phải có chất lượng tốt, đường truyền Internet ổn định để đảm bảo buổi dạy diễn ra suôn sẻ, không bị ngắt quãng gây cảm giác khó chịu cho cả người dạy và người học.

4.2. Trong quá trình dạy

Trong quá trình dạy, giáo viên cần chú ý 3 vấn đề sau:

- Phân bổ thời gian hợp lý: Giáo viên cần có kỹ năng quản lý thời gian phân bổ thời lượng hợp lý cho từng phần. Với những phần kiến thức chính, trọng tâm, giáo viên có thể dành nhiều thời gian hơn. Với những phần học sinh đã biết, giáo viên có thể chỉ nhắc qua.
- Tương tác với học sinh: Giáo viên nên nên điểm danh trước giờ dạy, có thể tổ chức một số trò chơi để tạo hứng thú cho học sinh. Trong suốt giờ dạy, giáo viên cần khuyến khích học sinh trao đổi, thảo luận và giải đáp các thắc mắc của học sinh. Nếu không có thời gian, giáo viên nên chọn một vài câu hỏi được quan tâm nhất. Sau đó, giáo viên làm một bản FAQ gửi cho học sinh sau.
- Cách trình bày: Giáo viên cần nói rõ ràng, mạch lạc, đúng trọng tâm, trọng điểm với tốc độ vừa phải để học sinh có thể tiếp thu được. Đồng thời dùng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu kèm theo ví dụ minh họa để giảng giải cho học sinh. Sau mỗi phần, giáo viên có thể tổng kết lại để học sinh nắm bắt bài học dễ hơn.

Giáo viên nên khuyến khích học sinh phát biểu trong suốt buổi dạy để tăng tính tương tác

4.3. Sau buổi học

Sau khi kết thúc bài học, giáo viên cần:

- Tổng kết bài giảng và củng cố kiến thức: Giáo viên tóm tắt lại những ý chính mà học sinh cần nắm sau buổi học. Đồng thời, giao thêm một số bài tập để học sinh củng cố kiến thức và  nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho bài học sau:
- Ghi lại video và gửi cho học sinh: Điều này giúp cho học sinh xem lại và tự ôn tập. Đặc biệt, những em học sinh không thể tham gia trực tiếp buổi học do lỗi kỹ thuật của thiết bị hay một lý do nào đó có thể tự xem và học theo. 

Ngoài ra, giáo viên cũng có thể gửi thêm cho học sinh slide bài giảng, tài liệu, nội dung tham khảo để các em học tập tốt hơn.

Kết thúc buổi học, giáo viên cần tổng kết bài giảng và củng cố kiến thức để học sinh nắm rõ bài học hơn

Xem thêm: Hướng dẫn học VNPT E-Learning trên máy tính và điện thoại

Trên đây là kinh nghiệm dạy học trực tuyến hiệu quả và những điều mà giáo viên cần nắm, chuẩn bị trước khi triển khai hình thức dạy này. Nếu áp dụng linh hoạt kinh nghiệm ở trên cùng phần mềm dạy học tiện ích, việc dạy học online của giáo viên chắc chắn sẽ đạt kết quả tốt.

VNPT E-Learning là phần mềm dạy học trực tuyến của Tập đoàn đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Phần mềm này cung cấp hơn 20 giải pháp, ứng dụng dành cho lĩnh vực giáo dục như cổng thông tin điện tử nhà trường,... Nếu muốn tìm hiểu thêm và trải nghiệm phần mềm dạy học này, giáo viên có thể liên hệ tới số hotline 18001260 (miễn phí) để được tư vấn chi tiết.

Nguồn: vnpt.com.vn

Từ khóa: khuyến mại vinaphone Khuyến mại 20% Thuê bao trả trước Thuê bao trả sau Khuyến mại