10:14 |26/09/2022

Thực trạng sử dụng hợp đồng điện tử hiện nay tại Việt Nam


Là bước đệm để bước vào cuộc đua chuyển đổi số, việc sử dụng hợp đồng điện tử hiện nay đang là xu thế chung của mọi doanh nghiệp. Đặc biệt là sau thời kỳ Covid-19 khi các doanh nghiệp buộc phải thay đổi cách thức làm việc, hợp đồng điện tử đã ngày càng trở nên thông dụng hơn trên thị trường.

1. Hợp đồng điện tử phát triển sau đại dịch Covid-19 ở Việt Nam

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các doanh nghiệp đã buộc phải chuyển từ trạng thái làm việc trực tiếp sang làm việc từ xa. Đây được coi là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp khi phải tiến hành mọi hoạt động kinh doanh bằng hình thức trực tuyến, bao gồm cả các công việc phức tạp như xử lý nghiệp vụ, quan hệ khách hàng và thực hiện giao dịch.

Trong hoàn cảnh đó, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến các giải pháp công nghệ số để có thể vượt qua khó khăn và nâng cao vị thế. Trong đó, giải pháp tối ưu được đa số doanh nghiệp lựa chọn đó là sử dụng hợp đồng điện tử (eContract) - dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: vừa duy trì hoạt động kinh doanh và vừa đảm bảo an toàn trong thời kỳ đại dịch.

Sử dụng hợp đồng điện tử hiện là giải pháp tối ưu được đa số doanh nghiệp lựa chọn

Sử dụng hợp đồng điện tử hiện là giải pháp tối ưu được đa số doanh nghiệp lựa chọn

Theo khảo sát của Bộ Công thương: “Có 33% doanh nghiệp được khảo sát đã ứng dụng hợp đồng điện tử trong hoạt động thương mại”.

Theo báo Đảng Cộng sản Việt Nam, sau đại dịch Covid-19, hành vi của doanh nghiệp và cá nhân ở Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi. Sự tác động mạnh mẽ của dịch bệnh đã hình thành nên xu hướng chung của đại bộ phận doanh nghiệp trên thị trường hiện nay, đó là chuyển từ sử dụng chứng từ, hợp đồng bằng giấy sang sử dụng Hợp đồng điện tử.

Tại Hội nghị “Phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam - Triển khai Nghị định 85/2021/NĐ-CP” diễn ra vào ngày 16/6/2022, Bộ Công thương đã cho phép cấp đăng ký cho các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA). Theo đó, hợp đồng điện tử đã có đủ căn cứ pháp lý và có hiệu lực tương đương với hợp đồng giấy. Vì vậy, các doanh nghiệp và cá nhân hiện đã có thể chuyển sang sử dụng Hợp đồng điện tử thay cho Hợp đồng giấy truyền thống như trước đây. 

Hội nghị phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam

Hợp đồng điện tử đang được các cơ quan nhà nước đẩy mạnh phát triển trong xu thế chuyển đổi số toàn cầu hiện nay

2. Sử dụng hợp đồng điện tử là xu thế chuyển đổi số trên toàn thế giới

Cùng với hợp đồng điện tử, dịch vụ chữ ký số (Token) được coi là một yếu tố có vai trò quan trọng trong việc chứng thực thông tin và đảm bảo tính pháp lý của các giao dịch trên nền tảng công nghệ số. 

Dịch vụ chữ ký số giúp doanh nghiệp có thể tối giản các quy trình và thao tác ký kết các hợp đồng điện tử. Một số lợi ích điển hình của dịch vụ này có thể kể đến như: tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí vận hành và đảm bảo tính chính xác, an toàn tuyệt đối đối với các dữ liệu được ký kết. Tại thông tư số 68/2019/TT-BTC đã ban hành rõ về quy định sử dụng chữ ký số và hoá đơn điện tử.

Thông qua dịch vụ chữ ký số, các hoạt động giao dịch điện tử trong doanh nghiệp sẽ trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn, đồng thời được đảm bảo về tính bảo mật và tính pháp lý của các Hợp đồng điện tử giữa các bên giao dịch.

Để đảm bảo tính pháp lý của dịch vụ Hợp đồng điện tử cũng như lợi ích của các doanh nghiệp, Nhà nước đã và đang trong quá trình hoàn thiện hành lang pháp lý đối với các giao dịch điện tử và các biện pháp chứng thực thông tin đi kèm. 

Hợp đồng điện tử đã được ghi nhận và đảm bảo tính pháp lý bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Hợp đồng điện tử đã được ghi nhận và đảm bảo tính pháp lý bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Hợp đồng điện tử đã được ghi nhận và bảo đảm tính xác thực thông qua việc cấp phép đăng ký Tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử CeCA. Trung tâm Tin học và Công nghệ số cũng đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan để xây dựng các giải pháp hỗ trợ bên thứ 3 với mục đích kiểm tra và xác thực giá trị của Hợp đồng điện tử. 

Với việc áp dụng quy trình khép kín, sử dụng các thuật toán mã hóa, kết hợp với dịch vụ chữ ký số và dấu thời gian, Hợp đồng điện tử sẽ có cơ sở pháp lý vững vàng. Từ đó, mang lại nhiều ưu điểm như khả năng tra cứu, tính toàn vẹn, tính chống chối bỏ của chủ thể ký và tính bảo mật đối với nội dung hợp đồng. 

Ở đây, bên thứ 3 - nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số, sẽ có vai trò hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh và đảm bảo việc sử dụng hợp đồng điện tử của các doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi. 

Xem thêm: 5 lý do NÊN sử dụng dịch vụ chữ ký số VNPT

Đặc biệt, do Hợp đồng điện tử luôn được bảo đảm an toàn tuyệt đối, bên thứ 3 sẽ không được cung cấp thông tin về nội dung các hợp đồng điện tử. Trường hợp cần tra cứu hay xác minh giá trị hợp đồng điện tử, các bên liên quan sẽ cung cấp tài liệu và cấp phép truy cập. Khi đó, bên thứ 3 sẽ có thể thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình.

VNPT eContract đang được nhiều doanh nghiệp Việt Nam tin tưởng về chất lượng dịch vụ và độ bảo mật cao

VNPT eContract đang được nhiều doanh nghiệp Việt Nam tin tưởng về chất lượng dịch vụ và độ bảo mật cao

Như vậy, với những lợi ích mà dịch vụ e-contract mang lại, sử dụng hợp đồng điện tử hiện nay đang là xu hướng chung của các doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam. Để quá trình sử dụng Hợp đồng điện tử diễn ra nhanh chóng, tiện lợi và phát huy được tối đa hiệu quả, các doanh nghiệp nên lựa chọn các đơn vị cung cấp phần mềm hợp đồng điện tử uy tín. 

Được nghiên cứu và phát triển bởi Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, dịch vụ VNPT eContract hiện là nền tảng cung cấp dịch vụ Hợp đồng điện tử tốt nhất hiện nay với chi phí hợp lý và nhiều tính năng tiện lợi. 

Để có được trải nghiệm tốt nhất, hãy liên hệ VNPT eContract tại hotline 1800 1260 để được tư vấn đăng ký sử dụng dịch vụ ngay hôm nay!

Nguồn: vnpt.com.vn

Từ khóa: khuyến mại vinaphone Khuyến mại 20% Thuê bao trả trước Thuê bao trả sau Khuyến mại