Với chủ đề "Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu Covid-19 và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kỷ nguyên số", Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ ba về Công nghiệp 4.0 đã khai mạc sáng 6/12.
Đây cũng là Diễn đàn cấp cao gắn với triển khai nghiên cứu, xây dựng Đề án “Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn 2045” trình Hội nghị Trung ương 6 Khóa XIII và góp ý đối với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch bệnh Covid -19 theo Kết luận Hội nghị Trung ương 4 Khóa XIII).
Sự kiện được tổ chức theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến dưới sự chủ trì của Ban Kinh tế Trung ương. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đã tham dự. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT vinh dự tham gia phiên thảo luận bàn tròn và có gian hàng trưng bày tại triển lãm với các sản phẩm công nghệ số nổi bật, trong đó có hệ sinh thái dịch vụ tài chính số VNPT Pay.
Với chủ đề "Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu Covid-19 và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kỷ nguyên số", Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ ba về Công nghiệp 4.0 đã khai mạc sáng nay, 6/12 dưới hai hình thức trực tiếp và trực tuyến. |
Với khoảng 100-150 đại biểu tham dự trực tiếp tại điểm cầu Trung tâm Hội nghị quốc tế cùng hơn 2.000 đại biểu dự trực tuyến tại 63 điểm cầu các tỉnh/thành phố, phiên Diễn đàn cấp cao được chủ trì bởi các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ diễn ra sáng nay đã tập trung đi sâu phân tích và làm rõ định hướng chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các báo cáo chính xoay quanh những vấn đề về công nghiệp hóa trong kỷ nguyên số; tương lai kinh tế toàn cầu sau đại dịch; đổi mới sáng tạo - chìa khóa phục hồi và phát triển thời kỷ hậu COVID-19; chuyển đổi số quốc gia hướng tới nền kinh tế số và xã hội số; đề xuất về mô hình và định hướng chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam trong bối cảnh mới.
Chuỗi 10 Phiên Hội thảo chuyên đề tập trung vào 10 chủ đề chính bao gồm: Tư duy và cách tiếp cận mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển sản xuất thông minh; phát triển đô thị thông minh; phát triển năng lượng xanh và các năng lượng mới; phát triển các mô hình kinh doanh mới; xây dựng chính phủ điện tử tiến tới chính phủ số; phát triển hạ tầng số và thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, nền tảng số; chuyển đổi lao động và phát triển nguồn nhân lực số; chuyển đổi số nông nghiệp - nông thôn; phát triển ngân hàng thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tổng Giám đốc VNPT Huỳnh Quang Liêm giới thiệu gian hàng triển lãm 3D tới các đại biểu tham dự Diễn đàn. |
Bên cạnh các phiên hội thảo chuyên đề, trong khuôn khổ Diễn đàn là các hoạt động Triển lãm ảo với mô hình, sản phẩm, công nghệ 4.0, kết quả chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực... Triển lãm được phân chia thành các khu vực trải nghiệm công nghệ nên đem đến cho khách tham dự cơ hội được trực tiếp sử dụng công nghệ thực tế ảo, tương tác và giao lưu với các robot thông minh...
Tại triển lãm, VNPT giới thiệu tới khách tham quan các sản phẩm: bộ giải pháp đô thị thông minh VNPT IOC; hệ sinh thái giáo dục thông minh VnEdu; giải pháp định danh và xác thực điện tử VNPT-ID; giải pháp trợ lý ảo VNPT smartbot và hệ sinh thái dịch vụ tài chính số VNPT Pay.
VNPT Pay là hệ sinh thái dịch vụ tài chính số, cung cấp các phương thức thanh toán không tiền mặt đơn giản, an toàn, tiện lợi qua Mobile Money. Được tích hợp các công nghệ hàng đầu của ngành ngân hàng và viễn thông như định danh điện tử eKYC, AI/Bigdata, Machine Learning, QR code; các giải pháp thanh toán không tiếp xúc như NFC, sóng âm, tuân theo các tiêu chuẩn bảo mật toàn cầu: PCI-DSS, mật khẩu kép, bảo mật 3-D và GeoTrust …
VNPT Pay mang đến cho khách hàng trải nghiệm khác biệt của một hệ sinh thái thanh toán số với đầy đủ các chức năng cần thiết cho người dùng như: Thanh toán hóa đơn các dịch vụ thiết yếu, dịch vụ hành chính công, dịch vụ mua sắm, giải trí, giao thông vận tải, đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay và nhiều dịch vụ tiện ích như Bảo hiểm, cho vay...
Phương thức thanh toán qua VNPT Pay cũng đáp ứng cho mọi đối tượng khách hàng nhờ sự đa dạng của hệ sinh thái thanh toán số gồm: Mobile Money, Ví điện tử, Tài khoản ngân hàng. Đặc biệt với việc chính thức cung cấp thí điểm dịch vụ Mobile Money, người dùng có thêm phương thức thanh toán mới rất đơn giản, an toàn, tiện lợi: Không internet, không tài khoản ngân hàng, không tiền mặt, đáp ứng nhu cầu của cả những địa bàn vùng sâu, vùng xa, những nơi có điều kiện cơ sở vật chất khó khăn nhất.
Năm 2021, VNPT Pay đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường với 3,5 triệu người dùng và đang tiếp tục tăng trưởng mạnh. Cùng với Mobile Money, VNPT Pay đã hoàn thiện hệ sinh thái thanh toán số của Tập đoàn VNPT và đang từng bước hiện thực hóa sứ mệnh xây dựng nền tài chính toàn diện tại Việt Nam, thu hẹp khoảng cách số, kết nối các đối tác cung cấp dịch vụ trực tuyến với người dùng và đưa dịch vụ tài chính số đến gần hơn với mọi khách hàng.